Cao trào của cuộc chiến


[ 27.4.2007 ]


[...]
Vâng thưa các bạn, ai là học sinh LHP hay có con em học ở LHP (đặc biệt là khối 11) hẳn cũng biết, hôm nay chúng ta (hay con em chúng ta) có một cuộc chiến không cân sức với ban ra đề kiểm tra. Cuộc chiến tranh Học kỳ thứ 2 này đã chính thức nổ ra vào ngày 24/4/2007 và hiện tại nó đã lên tới cao trào. Nguyên nhân trực tiếp gây ra chiến tranh là vì các bác bề trên muốn thử cách làm bài trắc nghiệm. Còn tìm hiểu kỹ hơn, ta có thể biết nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này. Đó là so sánh lực lượng không đồng đều giữa các bên ra đề và sự đấu tranh không ngừng của các học sĩ (tức là chúng ta đấy).

Sau những trận khởi đầu ở các môn như Văn, Hóa, Địa với tính ác liệt chưa cao, hầu như các chiến sĩ phe ta đều bảo toàn tính mạng. Nhưng lẽ tất yếu, chúng ta càng nhân nhượng, phe ra đề càng lấn tới, đè ép chúng ta, dồn ta vào bước đường cùng. Hôm nay, tại mặt trận Ban A (là chủ yếu), quân địch đã nổ một đợt càn quét với 40 câu trắc nghiệm Toán. Vâng, như một đòn phủ đầu nhằm phân hóa lực lượng đối phương, ban ra đề đã thành công. Hơn 50% quân số của chúng ta tử vong ở mức 5đ, 30% bị thương nhẹ, 25% bị trọng thương. Chỉ còn vài tiểu đội nhỏ thuộc sư đoàn Chuyên Toán sống sót nhưng cũng găm trên mình một vài mảnh đạn.

Sau một trận chiến không cân sức ở môn Toán. Ban ra đề đã tiếp tục với môn Sử. Quân đội ta, ai ai cũng mất sức chiến đấu. Người chết, kẻ tật nguyền. Tuy trận thứ hai diễn ra nhanh hơn nhưng không kém phần ác liệt. Quân địch định dùng chiến thuật của Đức Quốc Xã đối phó với Liên Xô ngày trước mà chúng ta từng được học dưới cái tên "Cuộc tấn công chớp nhoáng". Chúng định hạ gục lực lương tàn quân ít ỏi của chúng ta trong 30'. Nhưng lại một lần nữa, kế hoạch của chúng thất bại. Dù thương tật, nhưng 75% chiến sĩ của chúng ta đã vượt qua trận địa nguy hiểm này với một con điểm mỹ mãn. Và người viết bài này, không may, nằm ngoài số đó (trúng ít nhất phải 10 viên đạn), anh ta đã hy sinh, nằm xuống ở phòng A115. hix hixhix hixhix hix

Trận chiến thứ hai kết thúc. Hai bên ngừng chiến đấu 15' để phục hồi quân số đồng thời lo củng cố quốc phòng. Nhờ 15 phút ngưng bắn này mà tôi, người đã hy sinh ở trên, sống lại được. Thời gian ngừng bắn chưa được bao lâu thì tiếng chuông báo đông đã vang lên, tất cả trở về vị trí chiến đấu, sẵn sàng cho một trận ác liệt không kém trận đầu. Kéo dài 60 phút, mặt trận môn Lý tuy kém phần ác liệt hơn mặt trận Toán nhưng căng thẳng và gây tổn thất năng nề hơn so với chiến trường môn Sử. Những chiến sĩ nào trên áo có mã số BAx (với x là các số từ 1-8) hay BCT, BCTin, BCL, BCH,... phải ra trận trước, vì thế, trận đấu này dài hơn với họ. Một trong những người kể trên, tôi cũng phải lao vào cuộc chiến này và may mắn, chỉ trúng 4-5 viên đạn (chưa đủ để chết người). Sau 60 phút, chiến đấu không ngơi nghỉ, cả hai bên rút về hậu phương, tạm thời ngừng bắn trong dịp lễ tết sắp tới.

Sau cuộc chiến đẫm máu, sư đoàn BA1 tập trung lại để kiểm tra số lượng. Rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh, chủ yếu ở trận Sử. Ngay sau đó, các chiến sĩ được về nhà ăn tết với gia đình trước khi tái tập trung vào ngày 2/5. Riêng tác giả ở lại đá cầu với các bạn trước khi ra trạm xe buýt về nhà.
[...]

Trích "Chiến tranh và Hòa Bình"® - Gman™ hì hìhì hìhì hì

4 comments:

  1. ho*ho*... bạn Tùng vẫn còn sống sau trận Tử chiến Lý àh??? Super...! Bạn T.A đã chít ko còn kịp ngáp! Sau cuộc đụng độ môn Toán... đầu óc T.A đã choáng váng hết sức vì 1 trái bom đinh 20 cây rơi trúng đầu [10 câu lụi + khoảng 10 câu tính sai]. Sử thì lui về hậu phương để nghỉ ngơi [làm bài trong khoảng 10 mins]. Đến trận cuối môn Lý thì chết! Ko trang bị bất kì vũ khí nào [ko còn nhớ bất kì 1 công thức nào của ĐL Ohm!!!!] lụi hụi chiến đấu trên mặt trận Quang.... Nói chung là chít òi!

    ReplyDelete
  2. Toán lụi có 5-6 câu à
    Lý thì sai nhảm vài câu
    Chỉ có Sử,... tệ

    ReplyDelete
  3. he he :)) mon te tua nhat la mon Hoa :"> TN kieu chi ma bai tap ko :"> danh dai toi 5-6 cau, con may cau kia, danh co chon lọc ma sao nghi sai tuot wa :"> may mà toán chua TN :"> lý đỡ hon :)) sử địa fèo :">

    ReplyDelete
  4. Gman viet bai nay dzui qua ah! :)) Phan anh dung su that ghe ah! :D

    ReplyDelete

You can use some HTML tags, such as <b>, <i>, <a>