Buồn


<<4.11.2006>>

Trước hết phải nói cho mọi người là buồn ở đây không phải là mình buồn, mà là nói về những người xung quanh mình hôm nay - ngày của nước mắt.Nếu Khải đang đọc blog này thì tao xin chia buồn với mày về chuyện tang gia nhà mày.

Sáng nay, 7:30 còn đang ngáp ngủ thì cô CN gọi điện thoại tới báo rằng nhà thằng Khải có tang sự, 10 vào trường để đi viếng bà nó. Lúc đó mới dậy, bước xuống giường, ăn sáng và lấy sẵn bằng tốt nghiệp công thêm bài Bình giảng Thu ẩm. Hẹn ku Sơn tới rước mình đi lúc 9:00 thì tới 9:30 nó đến, Tống Thái Sơn vẫn là Tống Thái Sơn. Hai đứa còn đi công việc một lát rồi mới lên trường, phóng nhanh, đúng giờ như thường. Vào tới nới, chỉ có vài ba đứa: Luân, Cường, An (3 con nợ của mình), Diễm Phương, Quỳnh Phương và Khánh Minh. Sau đó Ky, Nhàn và Trâm tới. Thêm cô nữa là 12 người, "lũ lượt" kéo nhau lên chùa Vĩnh Nghiêm viếng bà của Khải. Mình đi chung xe với cô, nghe cô nói chuyện mới hiểu cô hơn. Cũng thấy thương cô nhiều. Tới chùa Vĩnh Nghiêm, xếp hoa quả ra mâm, rồi vào lạy 4 cái, ngồi uống nước rồi về trường ăn cơm. Cô xin bảo vệ cho mở của lớp sớm để nguyên đám vào nghỉ trưa. Hôm nay có 2 đứa vắng, là Hồng Hạnh bị ốm vào Khải. Nó nghỉ mình mới thấy là chỗ nó ngồi thật là "địa linh nhân kiệt". Tiết địa mình được 8 + 1,5 =9,5 -> 10 đ hệ số 2. Tiết Văn thì mang nhầm tiếng Việt. Sang tiết SHCN, 1 tiết đáng chú ý nhất.

Đầu tiên, Đảo nói về công tác đoàn, Trâm nói về tình hình lớp. Nó phê bình quá trời về sự đi xuống của lớp. Tới cô, cô nói lại nhưng điều trên rồi nói đến chuyện bọn thằng Luân trốn tập văn nghệ, rướm nước mắt. Cô dạy văn có khác, nhạy cảm quá. Quay xuống thấy K.Minh có dấu hiệu khóc theo, vì Minh cũng có trong danh sách cúp bữa đó mà. Tới phần Thảo luận về chủ đề Sống tích cực. Thằng Đảo đứng trên dẫn chương trình mà không giữ được lập trường, lúc thì bênh, lúc thì chê 2 đứa hs kia. Mình thì chỉ một ý kiến, chúng nó không đáng bị như thế, tất cả là tại Bộ GD&ĐT + bọn truyền hình, muốn có chuyện để nói nên mới thế. Nói đi nói lại, cũng chỉ vài gương mặt chủ chốt nói chuyện với nhau, còn đa số là ngồi cho hết giờ. Tới 6 giờ kém rồi, mà vấn đề chưa có hồi kết. Cô đành tạm dừng và nói, đại khái là: "Cô không thể hiểu tại sao các em lại có những í kiến như thế? Các em học Văn để làm gì? Hịch tướng sĩ đâu, bài thơ thần của Lý T. Kiết đâu, Văn tế NS Cần Giuộc đâu? Cô nhận ra là còn một vấn đề lớn trong việc nhà trường và gia đình giáo dục các em...", rồi cô ngồi khóc ngon lành. Bó tay, bầu không khí ảm đạm lại một lần nữa bao trùm không gian phòng học, tiếng ồn của bọn hs học thêm buổi tối trở nên nhỏ dần. Rồi cô cho lớp về. Một lát, K.Minh cũng khóc, như một lẽ tất yếu về tính cách của Minh. Cả đám hôm đó vào xin lỗi cô. Tới đó, là mình đã về rồi, mấy vụ nước mắt thế này, không nên dính vào làm gì cho khổ. Ra trạm xe buýt vừa lúc xe tới, đi chung với T.Hương, Thức, Thông. Xe vắng ngắt. Về nhà là trễ lắm rồi, ăn cơm, coi thời sự rồi online luôn. Thế là hết một ngày buồn.


=====

Nhân dịp nói chuyện buồn, mình nói luôn về chuyện "nỗi buồn tuổi học trò" thời nay.

Nếu dạo qua một vòng cái blog của các 8x, 9x bạn sẽ dễ dàng thấy toàn là các câu nói già khằng, sến đáng sợ. Thế mới biết, teen bây giờ cứ thích buồn, phải buồn mới cool. Buồn rồi thì lại thành nghệ sĩ, viết thơ, vẽ tranh như máy. Ngoài ra, còn tình trạng thứ 2 là các Vboyz không bao giờ buồn. Đúng hơn là do ám ảnh bởi quan niệm lạc hậu: "Boy thì không được buồn", các Vboyz nhà ta không bao giờ thể hiện cái buồn của mình ra ngoài. Như vậy là rất nguy hiểm, không thể cứ tỉnh bơ, vô tâm mãi thế được. Thực sự thì ta cần:



  • Bỏ qua những cái buồn nhỏ nhặt hay không đáng tầm, càng phải bỏ đi thói quen buồn vô cớ.


  • Không nên lạm dụng bất kỳ trạng thái cảm xúc nào.


  • Nhớ rằng: "Nếu không có niềm vui thì sẽ chẳng có nỗi buồn, và ngược lại".


  • Đừng invisible, giấu mình khi có chuyện buồn hay gặp khó khắn.

Cũng may mà mình không bị dính cái thứ virus Chán đời này. Và dĩ nhiên Gman's Daily Blog sẽ không bao giờ bị bão hòa vào với những cái blog buồn kia.

No comments:

Post a Comment

You can use some HTML tags, such as <b>, <i>, <a>