Từ Nhân Dân Mà Ra - Võ Nguyên Giáp

Tên: Vũ Việt Tùng
MSSV: 60244

Orientation Report 6
Tuyển tập hồi ký Võ Nguyên Giáp: Từ Nhân Dân Mà Ra

Đại Tướng võ Nguyên Giáp - Tổng Tập Hồi Ký

Nhà xuất bản: Nxb Quân đội nhân dân
Số trang: 1360 Hình thức bìa: Cứng
Kích thước: 19x27 cm Ngày xuất bản: 03-2006
Trọng lượng: 3300 gram Giá bìa: 380.000 VNĐ
Như tên gọi của cuốn sách, đây là tổng tập hồi ký gồm sáu cuốn của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Ðường tới Ðiện Biên Phủ, Ðiện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia cách mạng từ năm 1925. Năm 1929 tham gia cải tổ Tân Việt cách mạng đảng thành Ðông Dương cộng sản liên đoàn. Năm 1930, bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1936 - 1939 tham gia phong trào Mặt trận dân chủ Ðông Dương, biên tập viên các báo của Ðảng, Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Ðông Dương đại hội. Sau tháng 5-1941, ông xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, tham gia khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng.

Năm 1942, phụ trách Ban xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 12-1944, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) giao nhiệm vụ thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Ngày 4-8-1945, ông được cử giữ chức Ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam giải phóng quân, tham gia Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

Ông được Hội nghị toàn quốc Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tháng 8-1945) cử vào BCH T.Ư và là Ủy viên Thường vụ BCHT.Ư Ðảng, tham gia Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Quân sự ủy viên hội trong Chính phủ liên hiệp. Ðược phong quân hàm Ðại tướng năm 1948. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam 1946 - 1975, Bộ trưởng Quốc phòng 2-1946 đến 8-1947 và 1948 - 1980 Bí thư Tổng Quân ủy (sau là Quân ủy Trung ương) từ năm 1946 đến năm 1977; Ủy viên BCH T.Ư Ðảng từ khóa II đến khóa VI; Ủy viên Bộ Chính trị BCH T.Ư Ðảng các khóa II, III và IV; Phó Thủ tướng Chính phủ (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) từ năm 1955 đến năm 1992.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là một học trò, một cộng sự xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một nhà chiến lược và chỉ huy quân sự lỗi lạc. Những năm đất nước có chiến tranh, cùng với việc tham gia lãnh đạo, chỉ đạo chung, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Ðại tướng đã từng trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Ðiện Biên Phủ (1954)...

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông cùng Bộ Chính trị BCH T.Ư Ðảng chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền nam, trong đó có chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mùa Xuân 1975, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền bắc, điển hình là trận Ðiện Biên Phủ trên không tháng Chạp năm 1972.

Trong quá trình cùng với Bộ Chính trị BCH T.Ư Ðảng chỉ đạo kháng chiến, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều tác phẩm, luận văn chính trị quân sự, bài viết, bài nói... góp phần chỉ đạo quân và dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến.

Ðặc biệt, những thời điểm, những giai đoạn có tính chất bước ngoặt lịch sử của dân tộc, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đều có những tác phẩm hồi ký, được thể hiện toàn bộ trong Tổng tập hồi ký. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định:

"Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Ðảng, ba "cái mốc chói lọi bằng vàng": Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Ðiện Biên Phủ và mùa Xuân 1975 đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng như không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức mạnh của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới.

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân Việt Nam anh hùng, thuộc về Ðảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, bộ tham mưu cách mạng dũng cảm, sáng suốt, dạn dày kinh nghiệm đã lãnh đạo chiến tranh đến ngày toàn thắng.

Tổ quốc Việt Nam ghi công các anh hùng liệt sĩ, những người con yêu quý xả thân vì dân, vì nước, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Lịch sử ghi nhận công đầu thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà chiến lược thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Thắng lợi của nhân dân ta cũng là thắng lợi của nhân dân các nước anh em, của loài người tiến bộ trên toàn thế giới đã nhiệt tình ủng hộ, hết lòng giúp đỡ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc".

(Tổng tập hồi ký - trang 1.347).

Tổng tập hồi ký được nhà văn Hữu Mai và Ðại tá Phạm Chí Nhân thể hiện với bút pháp nghiêm túc, chân thực, chuẩn xác, mang tính văn học cao, mang lại sự bổ ích và nhiều hứng thú đến cho đông đảo bạn đọc, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, những người quan tâm lịch sử chiến tranh hiện đại Việt Nam.

Trong những năm qua, rất nhiều bạn đọc đã có trên giá sách của mình từng tác phẩm hồi ký của Ðại tướng Võ Nguyễn Giáp, ở những thời điểm khác nhau. Việc có trong tay trọn bộ Tổng tập hồi ký của Ðại tướng đã và đang trở thành nguyện vọng tha thiết của đông đảo bạn đọc. Ðáp ứng nguyện vọng ấy, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tổ chức công trình xuất bản Tổng tập hồi ký của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, phát hành vào mùa xuân năm 2006.

ÐẶNG VIỆT THỦY
(Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân)


My Report


Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã dành trọn cuộc đời mình đã cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Năm 1954, trận Điện Bên Phủ đã đưa tên tuổi của ông cũng như của đất nước Việt Nam lên trang nhất của tất cả các tờ báo trên thế giới. Ông cũng là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử. Là đại tướng đầu tiên, Võ Nguyên Giáp xứng đáng với danh hiệu "anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Tuyển tập hồi ký của ông như một bằng chứng sống kể lại sự thật về 2 cuộc chiến oanh liệt của dân tộc chống lại Đế Quốc Mỹ và Thực dân Pháp. Trong đó tập Từ Nhân Dân Mà Ra chú yếu nói về những năm tháng đầu thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Quân và thành công của cuộc nội dậy tháng tám năm 1945.

Lần lượt cá sự kiện trong giai đoạn chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách Mạng Tháng 8 dưới con mắt của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, được sắp xếp theo trình tự thời gian để đưa vào tập hồi ký. Mở đầu là sự kiện đại tướng lên đưòng sang Côn Minh, Trung Quốc để học tập và nghiên cứu con đường giải phóng dân tộc. Tại đây ông sống trong một gia đình Trung Quốc và đựoc nghe rất nhiều câu truyện về Nguyễn Ái Quốc dưói con mắt kính phục của ngưòi dân.

Các chương tiếp theo kể về hoạt động Cách mạng của Võ Nguyên Giáp cũng như của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Côn Minh kết hợp chắt chẽ dưói màu cờ đỏ của Quốc Tế Cộng sản. Điều này được minh chứng bằng các hành động giúp đỡ của các cán bộ và cả của nhân dân Trung Quốc cho các các bộ Việt Nam. Cung trong các chưong này, Bác đã chỉ rõ bộ mặt xấu xa của Quốc dân đảng mà đứng đầu là Tưởng Giới Thạch. Quân Tưởng một mặt ra sức hỗ trợ lực lượng ta, một mặt âm thầm phá hoại con đưòng Cộng sản chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Trung Quốc.

Từ chương V, các cuộc đấu tranh chính trị đã được đẩy lên thành các cuộc đấu tranh vũ trang và tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy ở Bắc Sơn tháng 9 năm 1940. Tuy cuộc khởi nghĩa sớm bị đàn áp, nhưng phong trào giải phóng dânt tộc vẫn không trùng xuống. Các tờ báo đựơc ra đời để làm cơ quan ngôn luận cho Đảng.

Bị qua mặt trong một thời gian dài, bọn Tưởng Giới Thạch cũng đã phát hiện ra ta là kẻ thù, buộc Bác cùng các đồng đội phải chuyển địa điểm hoạt động về Cao Bằng. Cao Bằng vốn là một tỉnh có phong trào Cách mạng phát triển mạnh, lại thêm sự trở về của Bác và các anh em đồng chí, tinh thần của quân và dân ta ở đây được tăng thêm gấp bội. Dù vậy, tại đây cũng tồn tại một khó khăn trong việc tuyên truyền Cách mạng đó là đại đa số dân tộc thiểu số vùng này đều không biết đọc biết viết. Nhưng với những các thức sáng tạo như giảng bài bằng cách đặt tên hay vẽ hình viết bài hát, dịch cả sang tiếng dân tộc, phong trào Cách mạng ngày càng đi sâu rộng vào lòng dân.

Không lâu sau, số lượng nhân dân tham gia vào các hội cứu quốc tăng nhanh không ngừng. Đồn bốt của địch nay trở thành đồn canh của ta. Có sống lượng đông nhưng lại thiếu vũ khí cho nên lực lượng ta phải tổ chức tự rèn quân trang binh khí với nguồn nguyên liệu cũng đựơc hỗ trợ từ phía nhân dân.
Việc xây dựng lực lượng không thể chí vòng quanh một tỉnh, nó cần đựơc lan rộng ra toàn quốc và bắt đầu từ phía nam. Nhân dân ở tổng Kim Mã, nơi cách mạng vừa lan tới đã ủng hộ phong trào rất mạnh mẽ. Và tiếp đó, cách mạng lan sang các vùng lân cận, bất kể vùng cao hay đồng bằng. Có sự tuyên truyền, nhân dân thức tỉnh và giác ngộ Cách mạng, trở thành nơi bảo bọc, che chở cho các cán bộ ta làm việc và hoạt động trứơc sự rà soát của lính giặc. Có những người dân thậm chí bỏ các gia đình vợ con mà đi theo Cách mạng, nhưng đồng chí Lạc, Khánh.

Tình quân dân như cá với nứơc. Dù bị đàn áp, khủng bố nhưng ngưòi dân vẫn quyết tâm một lòng theo Cách mạng, không khai ra nơi làm việc của lực lượng ta. Địch bắt đầu nhận ra không thể tiêu diệt ta khi còn mối liên hệ với nhân dân, cho nên chúng cắt mọi liên lạc giữa ngưòi dân và Cách mạng. Nhưng ban đêm, nhân dân vẫn bí mật tiếp tế cho các cán bộ. Phong trào Cách mạng giai đoạn này cũng tạm lắng xuống.

Ở chương XIV, Đại tướng có nhắc đến chiến thắng quan trọng của Liên Xô tại Xtalingrát. Chiến thắng đó đã là một niềm động viên to lớn cho phong trào Cách mạng tại Việt Nam. Đẩy mạnh tiến trình hành quân Nam Tiến. Địch khủng bố ngày càng mạnh, quân số thương vong của ta ngày càng cao. Nhiều đồng chí đã chán nản, bỏ cuộc. Vào lúc này công tác động viên nhân dân, cán bộ tin tưởng ở sự chỉ đạo của Đảng là vô cùng cần thiết. Các lớp quân sự, chính trị, các tờ báo lần lựơt ra đời.

Giai đoạn cần kề năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, Phát xít dần bị đẩy lùi, lại đựơc tin Bác sắp về nứơc, ta quyết định thành lập một lực lượng vũ trang để chống lại sự khủng bố của địch. Và Đội tuyên truyền giải phóng quân đựơc thành lập với 34 đồng chí do Hoàng Sâm làm tiểu đội trưởng ngày 22/12/1944. Đội tuyên thệ trứơc Đảng và nhân dân bằng 10 lời thề. Chiến thằng đầu tiên của Đội là trận Khe Phắt, giết Tây, chiếm vũ khí của chúng để đáp ứng nhu cầu đạn dựơc của chúng ta. Tuy nhiên vẫn chưa thể đủ vì càng lúc quân số của đội càng tăng. Đối tượng tấn công của đội là đánh thẳng vào các đội trại của địch, mà do đó cần nhóm trinh sát thông thuộc binh tình. Ngưòi đó không ai khác phải là người dân ở vùng địch đóng quân.

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân không chủ đích tấn công anh em ngưòi Việt bị bắt đi lính, đội luôn dành một con đưòng hướng thiện và cải tạo họ thành ngưòi của Cách Mạng. Thâm chí còn cung cấp ít tiền cho họ về quê. Cuộc sống và sinh hoạt dù khó khăn, nhưng với tinh thần ngưòi lính, tất cả đều không kêu ca, một lòng vì vận mệnh nứơc nhà, một lòng vì nhân dân. Không lấy bất kỳ chiến lợi phẩm nào ngoài súng đạn cho riêng mình, mà trả hết cho nhân dân. Nhân dân cũng đáp lại lòng tốt của người bộ đội, bằng cách hết lòng che chở, và tình nguyện nhập ngũ với phong trào "Đi giải phóng". Các chiến dịch liên tục dành thắng lợi, nhưng nó cũng đi kèm hy sinh mất mát như sự hy sinh của đồng chí Xuân Trường. Chưa từng mất mát về quân số, đây là một quả tạ tâm lý đè nặng lên tinh thần của mọi người.

Trên thế giới, phe Đồng Minh đã dành thế áp đảo Phát Xít Đức. Còn phát xít Nhật tiến hành đảo chính, đánh đuổi quân Pháp. Pháp không những không hề chống trả mà còn chạy trốn, bỏ vũ khí. Quân ta đựơc lệnh không tấn công lính Pháp rút lui mà khuyên họ theo phe ta kháng Nhật. Tháng 3/1945, Trường Chinh triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ vài ngày sau khi Đảng ra chỉ thị Nhật-Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta. Lúc này nạn đói cũng đang hoành hành ở Hà Nội, ngày ngày xe rác chở toàn xác ngưòi nhặt trên các đường phố.

Tại liên tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng, khu giải phóng đã đựơc mở rộng, trở thành căn cứ địa vững chắc về mọi mặt, làm bàn đạp cho công cuộc giải phóng toàn quốc. Giờ đây mỗi xã đều có một hội cứu quốc, mọi người ai cũng lo bàn bạc việc chung. Mỗi cán bộ trở thành một chính trị viên, là ngưòi giáo dục đoàn kết đon8 vị, phải làm công tác chính trị trở thành công tác quần chúng.

Công cuộc chiến đấu chống phát xít Pháp-Nhật ngày càng vang dội khắp đất nước. Lúc này thì Mỹ đã coi mặt trận Việt Minh là một thế lực đồng minh kháng Nhật. Nhưng chính chúng cũng đã có kế hoạch chùng Quốc dân đảng chíêm gọn Đông Dương sau khi đã gạt Pháp-Nhật khỏi chiến trường quân sự.

"Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho đựơc Độc lập". Theo lời Bác dặn, các cán bộ giải phóng tích cực hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Khởi nghĩa nổ ra, tiếng đạn tiếng súng không làm nhân dân khiếp sợ mà càng làm hăng ý chí của quân dân ta. Chỉ sau 7 ngày, quân đội Nhật đã phải chấp nhận các điều kiện của ta. Tuy nhiên hoà bình chỉ kéo dài ít lâu cho đới khi Pháp quay lại miền Nam, quân đội và nhà nứơc mới của ta bắt đầu chuẩn bị cho hành trình Nam tiến, thống nhất đất nứơc.

Qua 30 chương của tâp hồi ký "Từ nhân dân mà ra", ta có thể thấy chiến thắng của Đảng và quân đội ta không thể có đựơc mà thiếu sự giúp đỡ của nhân dân. Từng ngưòi dân đã như từng người lính, che chở bảo vệ cho quân đội và các bộ ta hoạt động chính trị và quân sự trong suốt những năm dài. Nếu thiếu đi sự hỗ trợ của các bà mẹ, các bé Hồng, các thanh niên tích cực tham gia Hội tuyên truyền giải phóng quân ngày trứơc thì có lẽ không bao giờ ta lấy lại đựoc chủ quyền quốc gia.

Tình đoàn kết cũng là một bài học quý báu mà ta học đựơc qua tập hồi ký. Đó là tính đoàn kết quân dân, tình đoàn kết của các chiến sĩ và đoàn kết của các người anh em Trung Quốc với cán bộ ta. Sức mạnh của tình đoàn kết cộng thêm sự đồng lòng quyết tâm đánh giặc của tất cả những con ngưòi tham gia vào cuộc chiến là một sức mạnh vô địch mà không kẻ thù nào chiến thắng đựơc.

33 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  6. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  8. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  9. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  10. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  11. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  12. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  13. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  14. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  15. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  16. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  17. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  18. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  19. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  20. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  21. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  22. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  23. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  24. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  25. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  26. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  27. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  28. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  29. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  30. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  31. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  32. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  33. Gman viết bài nào cũng tâm huyết nhỉ.
    Trao đổi link với LTN nhé :)

    ReplyDelete

You can use some HTML tags, such as <b>, <i>, <a>