Cuộc sống ích kỷ

[ 22.10.2008 ]

Hôm nay lên trường nhận sách giáo khoa :D, tưởng nhiều lắm thì ra chỉ có mỗi 2 cuốn. Sách Longman có khác sách NXBGD hen, màu sắc rõ ràng. Thế là từ tuần sau mỗi ngày phải học 5 ngày x 4 tiết English Summit 1. Ngoài ra còn 6 tiết Vovinam nữa chứ. Học tùm lum mà không biết ăn thua gì không đây.

Chiều nay đoàn Kojo lại tới LHP, năm lớp 10 và 11 mình đều có mặt. Mở blog coi lại 2 lần đó sao thấy ân hận quá, hồi đó mình sống cũng ích kỷ ghê.

Có nghe thằng cha nào nói ích kỷ là bản chất của con người. Đúng là tầm phào, thằng cha đó đảm bảo mỹ hay châu âu gì đó nên mới nói thế. Từ bé đến lớn sống trong cái hệ thống tư bản chủ nghĩa, đặt cá nhân lớn hơn tập thể nên mới nghĩ ai cũng ích kỷ như mình... Người Việt Nam nay cũng trở nên ích kỷ nhiều lắm. Dễ thấy nhất là lúc kẹt xe, thể nào cũng có thằng ngu nhảy sang làn ngược chiều để nhích lên một đoạn, và chắc chắn sau đó có một lô một lốc người bám theo. Kết quả làn đường ngược lại đó cũng tắc luôn. Hay cái vụ giá xăng nữa. Lúc xăng lên, nhà nước bù lỗ giữ giá xăng thấp cho người dân thì người dân lại đem xăng bán ra biên giới kiếm lời. Đến lúc xăng xuống thì cứ hết thằng này đến con kia đòi phải hạ giá xăng xuống liền, cứ như đắt hơn 500, 1000 đồng thì hết tiền ăn hay sao ấy. Toàn lũ ích kỷ...

Selfish by EdgarDacosta

Adjective
  • (adj) selfish (concerned chiefly or only with yourself and your advantage to the exclusion of others) "Selfish men were...trying to make capital for themselves out of the sacred cause of civil rights"- Maria Weston Chapman

Ngọc Khuê - Cặp Ba Lá



Lyric:

Là bé bé, là xinh xinh.
Chiếc cặp ba lá lá xanh.
Là mắt nhắm, là trăng treo.
Chiếc cặp ba lá lá vàng.

Lá non trổ bông thơm thơm cánh đồng.
Tóc vương hàng cây hây hây má non.
Là má thắm, là môi son cặp ba lá xinh càng xinh.
Tiếng con gà trống gáy vang xa.

Ánh bình minh kéo đến nhà.
Sao anh không đeo cặp ba lá để trên con đê cười xinh quá.
Những người cứ nhìn em, những người muốn làm quen.
Những người đầu tiên lạ lắm ngại lắm lạ lắm ngại lắm.

Cái cặp mắt nhìn em.
Cái nhìn muốn làm quen.
Cái nhìn đầu tiên.

FU - Rèn luyện tập trung

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại

Đã 26 cái thiên thu rồi chưa viết blog. Hôm nay xin tường thuật lại 26 ngàn năm làm tù nhân chính trị của mình tại trường giáo dục quốc phòng QK7. Trước hết phải kể đến những cái thường nhật nhất như:

Cái Ăn:

Cái ăn trong trại thật là chấm chấm chấm. Một ngày ăn chính 3 lần, sáng trưa chiều. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục xong thì mỗi tiểu đội sẽ nháo nhác đi tìm thằng tiểu đội trưởng để lấy phiếu ăn sáng. Phiếu ăn sáng chỉ đơn giản là một mảnh giấy bé tẹo, bé ngang ngửa cái hình thẻ 3x4, trên đó ghi bằng bút bi một trong 4 món: mì gói, banh canh, hủ tíu và phở. Tuy vậy nó vô cùng giá trị, đứa nào khôn khéo thì lấy đc hơn 1 cái nếu có thằng nào trong tiểu đội ko đi ăn. Cầm phiếu ăn trên tay, xách theo đôi đũa (ai nhí nhố xách theo cả cái muỗng cũng ko hơn bao nhiêu mà lại còn phải rửa thêm cái muỗng đó) tiến về phía nhà ăn và xếp hàng. Sau nhiều nỗ lực xếp hàng, bạn sẽ đc trao một cái tô bé tẻo teo, đầy nước, rau và... vô cùng ít cái. Cái tô đó ăn lâu lắm là 3 phút, và no lâu lắm là 30 phút... không hơn. Đó là một bữa sáng.

Đi đều... Bước... 1,2,1,2,1,2

Đến trưa, khi nghe bác Sĩ hay Cường Đôla thổi còi, thì cả bầy kéo ra từ mọi ngóc ngách, từ ngoài sân, tới trong phòng và thậm chí trong nhà vệ sinh. Ai cũng cầm theo tô, muỗng và đũa ra đứng xếp hàng, vừa đi vừa gõ 3 cái thứ ấy vào nhau kêu leng keng như bọn chết đói xin ăn hay như thằng đạp xe bán hủ tíu gõ. Đó là mấy ngày đầu thôi, mấy ngày sau rồi thì bớt nghe tiếng leng keng, một phần do bị chửi nhiều quá, một phần do chúng nó chán ăn trong trung tâm, bỏ ra ngoài ăn cho nó no. Đặc biệt là vào những ngày ăn cá mỡ thì quán cơm gà gần trường lại nhộn nhịp hẳn lên...

Bữa chiều cũng thế.

Bài học rút ra:

Nên mang theo mấy cái tô, dĩa bằng giấy nhựa, loại xài một lần ấy, ăn xong thì bỏ, đỡ mất công làm mất hay ít nhất đỡ phải rửa chén.

Các lý do khiến bạn không nên rửa chén: mất thời gian, rửa không sạch, không có nước rửa chén, mà có thì cũng bị đứa khác xin đểu... Mà chẳng may phải rửa thì tốt nhất là không mang nước rửa chén theo, vì thể nào cũng có đứa khác mang để mình... xin đểu. Còn nếu lỡ mang theo thì nên về phòng, rót một tí vào đồ rửa chén rồi cất đi, đem ra thế nào cũng hết.

Các bữa ăn trưa và chiều thì có lượng hơn bữa sáng, nhưng chất thì cũng kẻ tám lạng, người nửa cân (ngày xưa 1 cân là 16 lạng). Mình ăn cũng tích cực lắm, bới cơm liên tục, ăn gấp đôi gấp ba ở nhà, vì nếu ko ăn thì nguy cơ gục trên bục giảng là rất cao, nhiều bạn nữ đã như vậy.

Ngoài các bữa chính như vậy, sinh viên còn tự tạo ra các bữa phụ, vào các giờ chuyển tiết, các lúc rảnh rỗi buổi chiều, tối và các bữa mì gói tập thể lúc nửa đêm (cái này thì yêu cầu có bình đun nước nóng, nếu không thì chịu khó nịnh mấy chị ở canteen để mấy chị rót tí nước sôi cho mà nấu mì). Cũng nhờ các bữa phụ này mà chỉ vài chục bạn phải lên quân y thôi...

Mém quên cái uống, trong này nóng bức khó chịu cho nên sinh viên uống nước như trâu. Mà nước thì không có sẵn đâu mà uống, muốn uống thì phải vào canteen mua. Tốt nhất là cả phòng cứ thu tiền hết vào rồi chia ra mua từng ngày. Một ngày thì một phòng 36 người có thể uống hết 3 bình nước 12k. Tức là khoảng 1k/1ngày/1người. Cứ thu 25k mỗi người để mua nước là ổn.

Cái ăn đã xong, thì đến cái mặc

Cái Mặc:

Cái mặc thì mình chỉ khuyên các bạn nên đem theo 3 bộ đồ để mặc là đủ, đem nhiều mất công mang vác mà lại mất diện tích để, vì một người chỉ có khoảng 0.4m2 để chất đồ cá nhân thôi. Ngoài ra cần đem theo từ 1-2 cái móc quần áo là đủ. Thực tế thì cũng không cần giặt giũ gì nên mang móc chỉ là đề phòng. Không cần giặt giũ không phải là cứ bộ đó mặc hoài không giặt, mà chẳng qua là sát bên cạnh trường có chỗ tắm giặt tư nhân rồi. Sang bên đó cứ 2k là tắm thoải mái, không phải xếp hàng hay tắm tiên như trong trường (nhiều khi đang tắm trong trường mà cúp nước là lắm chuyện vui lắm đấy nhé. Cẩn thận). Tắm xong có người ta giặt ủi dùm luôn, quá đỡ, không sợ giặt dơ, không phải nơm nớp canh trời mưa để cất quần áo vào và đặc biệt, không sợ thằng khác "hack" áo quần và khăn mặt của mình (nhất là quân phục). Giá chung cho việc giặt ủi là 1k một cái áo hoặc 1 cái quần, "quần em bé" và vớ là free. Tạm tính là 1 ngày tắm 1 lần, giặt 1 bộ thường phục, 1 bộ quân phục thì 1 ngày hết 6k, 25 ngày hết 150k.

Ngoài ra mũ nón cũng là một vấn đề. Tuyệt đối hy sinh thân mình để bảo vệ cái mũ tai bèo được phát. Cái này cực kỳ dễ mất, dễ để quên trong phòng học, ở thao trường, ở canteen và ở quán net, và hơn hết, cực kỳ dễ bị hack.

Bài học:

Dù được dặn là không được ghi vẽ lên mũ nón nhưng bạn cứ thẳng tay mà ghi tên, ký hiệu lên mũ, càng dễ thấy càng tốt, để cho bọn hacker không dám tự tiện lấy.

Còn vấn đề về giầy dép thì thế này. Chỉ nên đem theo 1 đôi giầy thường thường và một đôi dép độc độc. Lý do, giầy thì ít thấy nó hack của nhau, chỉ có cái là đi liên tục trong 26 ngày liền, không có lúc nào mà giặt, phơi cho nên dễ đứt bóng lắm, mang giầy cúi bắp theo có gì xài xong bỏ luôn. Còn dép thì cần đôi độc độc để có bị hack cũng dễ tìm lại, mà dép thì dễ bị hack lắm, cứ buông dép ra là có thể mất ngay lập tức (kinh nghiệm bản thân 3 lần mất dép và 3 lần tìm lại được). Nói chung cái gì cũng có thể bị hack cả. Cho nên khi mất đồ thì tiên trách kỷ hậu trách nhân nhé.

Lê Thắng

Cái Ngủ:

Ngủ mà cũng có vấn đề à? Có lắm đấy, thứ nhất, ngủ trong cái trung tâm mà trước sau đều là đồng cỏ thì tốt nhất là mắc mùng vào đi, không thì mỗi đêm ráng mua 2 bịch soffell mà bôi khắp người (2 bịch x 25 đêm x 2k = 100k đấy, chịu khó mắc mùng thì tiết kiệm đc 100k). Ngủ dậy thì ráng mà gấp mùng mền (gọi chung là nội vụ) cho nó gọn, không cần làm theo đúng hướng dẫn đâu, cứ làm cho nó gọn gàng là được. Xong rồi nhớ canh chừng (dù rất khó) vì nhiều đứa gấp xấu bị tịch thu, chúng nó sẽ đi "mượn" của đứa khác.

 Phòng 54

Theo luật thì phải tắt đèn đi ngủ lúc 9:30. Lúc đầu thì ai cũng nghĩ làm sao ngủ nổi cái giờ đó, nhưng mà cứ thử sau 1 ngày dậy lúc 5 giờ, học 5 tiết chính trị cộng thêm 4 tiết thực hành ở ngoài trời nắng nóng thì đếm 9 giờ hơn đã muốn đi ngủ rồi.

Cái Chơi:

Vào đây thì ngoài mấy cái tối đi học hát hay phải ôn bài thì hầu hết là rảnh (bắt đọc hồi ký làm report nhưng mà mấy ai thèm đọc. Không đọc vẫn làm được như thường). Mà nhàn cư vi bất thiện. Chính vì lẽ đó, các anh em thường giải trí bằng việc đánh bài. Đánh bài ăn tiền là bị cấm, bị bắt là chỉ có đường viết kiểm điểm và đi nhổ cỏ. Cho nên nhiều hình thức đánh bài khác được lưu hành, như đánh bài ghi điểm bao nước, đánh bài quỳ và hấp dẫn nhất là đánh bài quỳ. Ngoài ra còn vài biến thể biến thái khác là đánh bài ăn đập hay đánh bài cười (thằng nào thua phải ngồi... cười).

Sau nhiều ngày nhịn, anh em FU không thể chịu được nữa nên đã trốn về đem laptop lên (lúc này cũng thân thân rồi nên đỡ lo mất laptop) để... chơi game (là chính). Game phổ biến nhất là đá banh fifa, một máy gắn 2 tay cầm vào để 2 thằng đấu với nhau. Phòng 44 kinh doanh dịch vụ này ghê gớm nhất, đá đơn là 2k/ván, đá bảng là 5k. Ai vô địch thì gom một phần đem bao nước anh em trong phòng.

Ngoài ra thì khoản thể thao văn nghệ các bạn khỏi lo. Ở đây 26 ngày bạn sẽ được tham dự rất nhiều hoạt động thể thao văn nghệ. Như 3 môn thể thao, kéo co, bóng đá, bóng sọt. Kéo co với nhau, kéo co với cả bộ đội. Bóng đá thì khỏi nói rồi, các phòng đá với nhau dành giải vô địch. Còn bóng sọt là hoàn toàn mới lại. Nó là kết hợp của khá nhiều môn thể thao như bóng rổ, bóng ném, bóng chuyền, bóng bầu dục. Phòng 54 của mình năm nay dành được 2 giải nhất và giải 3 kéo co (tổng cộng là 1tr9 tiền thưởng).

Kéo co

Văn nghệ còn phong phú hơn. Lâu lâu ông Việt lại xách đàn vào mở show nhạc cho sinh viên. Các bạn còn được "tận hưởng" các show lớn khác như giao lưu với Fsoft, giao lưu với bộ đội rồi văn nghệ chia tay... nói chung là lắm lắm, chỉ sự bạn không đủ sức chơi thôi.

Thông tin liên lạc:

Vào đây thật sự chỉ còn cái điện thoại di động để liên lạc. Điện thoại có thể dùng để gọi, nghe, nhắn tin, chơi game, nghe nhạc. Nhưng cũng có nhiều thằng chỉ dám đem theo mấy cục gạch vào để khỏi sợ mất máy (nhiều khi sim còn giá trị hơn máy). Sóng điện thoại thì cũng tương đối, khoảng 8/10 với Mobi.

Lời khuyên:

Nên dùng Viettel khi đi học quân sự vì FPT sẽ bắt mấy bạn phải vào rừng vài lần. Mà trong khu quân sự ở Tây Ninh hay Củ Chi thì chỉ có Viettel là sống (của quân đội mà).

Nói thế cho vui thôi, chứ một ngày vẫn có 2 thời điểm có thể ra ngoài tiệm net đc. Đó là sau lúc ăn trưa cho đến 1 giờ 15 và sau lúc ăn tối cho ơới 7 giờ. Đa phần ra tiệm net để chơi game, một số làm report, một số update thông tin thời sự. Quán net xung quanh khu quân sự ko thiếu như chỉ có một quán là xài đc (có máy lạnh, có vài máy ko chậm lắm) ở đường Tô Ký, đi từ trường ra khoảng 250m.

Cái học:

Cái này mới là cái chán nhất. Ở trường quân sự QK7, bạn sẽ phải học 12 bài chính trị để thi 2 học phần. Mỗi bài thi là một bài tập làm văn đúng nghĩa với dàn ý là cuốn sách giáo dục quốc phòng. Học phần đầu mình còn ngây thơ, cầm sách học, nhưng tới học phần 2 thì đã khác, tiến bộ hơn. Hai bài ngắn thì chép ý vào tờ giấy, mấy bài còn lại thì lấy điện thoại ra chụp rồi đem vào quay :D.

Cái lý do chính đáng bắt mình phải làm cái hành động không chính đáng đó cơ bản là do độ hấp dẫn của môn chính trị. Cái hay duy nhất của môn này là mỗi một bài có một ông thầy mới vào dạy. Cứ như thể không ông nào chịu nổi cái trường này quá 1 buổi học. Mà cũng có thể thế thật.

Giờ thực hành cũng ko chịu thua người bạn lý thuyết của mình. Thực hành như cái như đi đều quay nghiêng quay ngửa thì không nói làm gì (tại cũng chả có gì mà nói, ông thầy cho chơi không). Chỉ có tập bắn súng là chán. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ thay nhau ra nhắm nhắm cái bia mỏi cả mắt. Đã thế nhiều lần còn không có cái chiếu lót bên dưới, tanh banh cái áo. Nhưng mà những giờ tập vất vả cũng đem lại một kết quả tốt. Hehe mình bắn đạn thật được 27/30 lận (trong đó có 1 lần 10, head-shot). Giờ thực hành còn có cái màn chiến thuật tiến công phòng ngự. Tiến công thì có trò ném lựu đạn vào ụ súng và vác bộc phá đánh cốt. Phòng ngự còn nhảm hơn với trò đi hào bắn súng. Nói chung, chỉ có 3 từ để tả lại cái việc học trong này là: tẻ nhạt, tẻ nhạt và tẻ nhạt.

Vào rừng ngủ võng

Mà nói thẳng là trong này tiêu cực lắm, mấy ông thầy còn dặn sinh viên đóng tiền tế nhị trong thi cử để đậu hết. Có đứa vác cây súng chạy đc vài bước thì té mà cũng đậu hết. Biết trước thế này đã không phải tập trung nghe và làm đi làm lại mấy lần mấy động tác đó.

Riêng sinh viên FPT còn bị lao động khổ sai với cái trò viết report. Điếm đi đếm lại thì vào trong trại này phải làm 6 cái report. Report về mấy cuốn hồi ký của nhạc phụ ông chủ tịch và tía của ông phó chủ tịch FPT (nhạc phụ của BìnhTG là đại tướng GiápVN, còn tía của ông TiếnHN là ông Thiếu tướng Hoàng Đan). Ngoài ra còn 3 bài chuyên đề về giáo dục truyền thống với ông Trung tướng Nguyễn Thành Tâm và thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, cộng thêm bài extra với ông Ogawa Takeo chủ tịch danh dự của Hitachi Software nữa... thiệt tình hết chịu nổi.

Lời khuyên:

Mấy cuốn hồi ký đó chả cần đọc cũng có thể làm đc hết, cứ phang đại vào, cứ chém gió chém bão ào ào vào. Chỉ có 2-3 người chấm tới 300x6 bài thì quả thật là không thể kỹ lưỡng được đâu.

Mấy vấn đề trên là mấy vấn đề cơ bản nhất bạn phải lo nếu như bạn chót đăng ký học FU. Ngoài ra còn vô khối chuyện lớn bé trong đợt rèn luyện tập trung đầu tiên của FU-HCM nữa, nào là vụ bigshow YếnMH, rồi vụ trộm vào chôm đồ của sinh viên, rồi vụ lên rừng ngủ võng bị muỗn chích, đánh bài ăn tiền, mất bóp, mất điện thoại, xù tiền...

Lời cuối:

Kết luận cuối cùng sau đợt quân sự này là: sv FU-HCM quả là một bộ sưu tập phong phú các loại người. Từ loại abc đến loại xyz, từ người quân tử đến hạng tiểu nhân, kiêu kỳ có, chất phác có, cưa bom có, thật thá có, tích cực có, thụ động có,... vân vân và vân vân. Chỉ mong sao những người mình đang tin tưởng còn có thể tin tưởng đc trong suốt 4 năm ở đây.

Sau đây là toàn bộ hình ảnh mình chụp được trong đợt rèn luyện tập trung lần này

Ngành Phần Mềm Việt Nam

ORIENTATION REPORT

Ngành Phần Mềm Việt Nam

Năm 2008, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ở hầu hết mọi mặt của cuộc sống. Qúa trình này giúp cho mọi cá nhân, bất kể màu da, màu cờ, đều có khả năng ngang nhau trong công việc của họ. Tốc độ toàn cầu hoá được đẩy mạnh và lan rộng khắp thế giới với sự góp sức lớn lao của ngành Computing mà trong đó quan trọng nhất là SE - Software Engineering. Toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đã và sẽ phải đương đầu với vô vàn cơ hội và thách thức trong con đường chinh phục và phát triển Công nghiệp Phần mềm.

Cơ hội
Tháng 11 năm 2006, được sự công nhận của thế giới, Việt Nam đặt bước chân đầu tiên của mình trên con đường bước ra thế giới. Ngày 7/11 là dấu mốc quan trọng trong quá trình toàn cầu hoá của Việt Nam. Việc tham gia WTO giúp cho Việt Nam có thêm thị trường mới cho các ngành công nghiệp then chốt của mình, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với thị trường trong nước sẽ gặp không ít khó khăn với sự cạnh tranh từ các nước bạn. Tuy rằng tại thời điểm đó ngành công nghệ thông tin của nước nhà chưa phát triển nhưng đã thu hút được nhiều sự chú ý từ nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn của Mỹ. Trong năm 2006 đã diễn ra nhiều sự kiện CNTT lớn như việc Tỷ phú CNTT Bill Gates tới thăm Việt Nam hay như Intel chọn Việt Nam làm nơi sản xuất chíp lớn nhất thế giới và một sự kiện quan trọng khác nữa là sự ra đời của Đại học FPT. Tất cả là những dấu hiệu khả quan cho tương lai của ngành công nghệ thông tin nói chung và sự phát triển của ngành Phần mềm nói riêng.
Những hy vọng về tương lai từ vài năm trước nay phần nào đã trở thành sự thực. Ngành Công nghiêp phần mềm Việt Nam đang bước vững vàng trên con đường đã định sẵn. Trào lưu OutSourcing đã tiến vào thị trường Việt Nam càng lúc càng sâu và rộng. Các công ty phần mềm liên tục xuất hiện ở khắp các tỉnh thành. Việt Nam sớm trở thành thị trường lớn thứ 4 châu Á về out source sau Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc. Ngành này đang mang lại cho Việt Nam gần 300 triệu đô la tương đương với 0.4% tổng GDP cả nước (2007). Một trong những lợi thế của Việt Nam so với thế giới chính là vấn đề nguồn nhân lực. Mỗi năm các Đại học và Cao đẳng của Việt Nam cho "ra lò" hơn 9000 kỹ sư phần mềm. Ông Trần Đoàn Kim, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam cho rằng: “Trong 10 năm tới, Việt Nam chưa thể trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghiệp phần mềm, song hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về Nhân lực phần mềm”.
Tóm lại, ngành công nghiệp phát triển phần mềm của Việt Nam đang có 2 lợi thế lớn. Lợi thế khách quan đó là có được sự hậu thuẫn của các tập đoàn lớn từ Nhật (Hitachi) hay Mỹ (Microsoft, Intel) và lợi thế chủ quan là có nguồn nhân lực dồi dào cho ngành.
Thách thức
Song hành cùng cơ hội sẽ luôn là các thách thức. Tuy sở hữu trong tay một đội ngũ nhân lực dồi dào nhưng Việt Nam vẫn khó có thể trở thành cường quốc trong ngành Công nghiệp phần mềm này bởi lẽ đội ngũ đó có tay nghề chưa cao, chưa được chuẩn hoá so với các yêu cầu của quốc tế. Mặt khác họ còn có một thiếu hụt rất lớn đó chính là ngoại ngữ. Vì một vài lý do nào đó mà chương trình do bộ giáo dục đưa ra để đào tạo sinh viên IT rất khác so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Muốn thu hẹp khoảng cách đó không phải chuyện ngày một ngày hai. Sinh viên cần những chương trình đào tạo quốc tế để có thể vừa bắt kịp những biến chuyển của công nghệ, vừa nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Đại học FPT là đại học đầu tiên bắt tay vào quá trình "làm mới" nguồn nhân sự IT của Việt Nam.
Như anh Lê Ngọc Thạch, trưởng phòng đào tạo của FPT Software HCM có nói: "Một lập trình viên Nhật có thể code 5000 dòng lệnh trong 1 tháng, ở Trung Quốc là 3000 và ở Việt Nam chỉ là 1200 dòng". Rõ ràng chúng ra đã đi sau những cường quốc CNTT vài chục năm, rất khó có thể bắt kịp họ ngay. Cũng có nhiều bạn thắc mắc, tại sao Việt Nam không tự sản xuất phần mềm của riêng mình mà phải gia công cho các nước khác. Việc gia công theo thiết kế của người khác đúng là đánh mất sự sáng tạo của người Việt, nhưng trong tình hình này, khi mà chúng ta còn thua hụt họ một bước dài thì việc làm cùng với họ sẽ dễ dàng hơn là trở thành đối thủ cạnh tranh của họ. Một sinh viên có thể viết được một phần mềm cho riêng mình, nhưng nếu muốn thương mại hoá, liệu anh ta có thể cạnh tranh với những đại gia đi trước, trừ khi ý tưởng của anh ta là cực kỳ mới, chưa từng ai nghĩ ra trước đây. Nhưng khả năng đó vẫn còn rất hiếm hoi.
Nhìn chung nếu muốn trở thành một cường quốc CNTT như Mỹ, Nhật thì Việt Nam còn phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo, tuyển dụng. Đồng thời cũng cần thêm nhiều cuộc thi để phát hiện tài năng và gieo mầm sáng tạo cho giới trẻ.

Để trở thành một chuyên gia phần mềm giỏi
Như đã đề cập ở trên, với sự kết hợp của nhiều ngành nhỏ như Computer Engineering, Computer Science và Software Engineering, ngành phần mềm hiện nay đòi hỏi cao hơn về trình độ của của nhân viên. Ở các nước trên thế giới, và ngay cả ở Việt Nam, các công ty chỉ tuyển dụng các ứng viên đã có bằng đại học về ngành CNTT hay tương đương, với kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống máy tính và công nghệ. Nhưng ngoài các yếu tố đó ra, một chuyên gia phần mềm vẫn cần khá nhiều kỹ năng khác để có thể "tồn tại và phát triển". Trước tiên vẫn là ngoại ngữ. Ngoại ngữ không riêng gì tiếng Anh mà còn có tiếng Nhật, Pháp thậm chí tiếng Hoa. Các nước đi đầu trong ngành computing đã có riêng cho mình một hệ thống các thuật ngữ máy tính, giúp ích khá lớn trong việc học tập và đào tạo nguồn nhân lực. Là một nước đi sau, nhân lực Việt Nam phải học và sử dụng thành thạo các thuật ngữ đó để có thể giao tiếp tốt với khách hàng cũng như trong chuyên môn.
Chuyên gia phần mềm cũng cần có khả năng làm việc nhóm, khả năng đánh giá, nhìn nhận, dự đoán trước tương lại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Anh ta cũng cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tránh sự thiếu tự tin khi giao dịch với khách hàng hay thuyết trình bảo vệ ý kiến của mình. Người học ngành này cũng cần các kỹ năng sống khác như quản lý thời gian, tiếp thu ý kiến, lãnh đạo... để có thể chịu được áp lực công việc nặng và khối lượng công việc lớn liên tục đồ về. Cũng vì lý do trên mà một chuyên gia phần mềm cũng phải có sức khoẻ tốt, để sau đó có một tinh thần tốt tránh căng thẳng khi làm việc.
Và hơn hết, trước khi có thể trở thành một chuyên gia máy tính thì họ phải trở thành một CON NGƯỜI đúng nghĩa trước. Họ phải trang bị trong mình một đạo đức nghề nghiệp, một tấm lòng nhân hậu, bác ái, trung thực, dũng cảm... Chỉ có thế thì chuyên gia này mới có được sự ủng hộ giúp đỡ từ phía bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới và khách hàng.
Theo cá nhân em, ngành phần mềm Việt nam đang nở rộ. Nhưng đó chỉ là bước đầu của cả một quá trình dài. Rồi chỉ 5-10 năm nữa, cái tên Việt Nam sẽ được biết đến trên bản đồ cường quốc máy tính. Và những thương hiệu như FPT Software, FPT Information System, FPT Elead, TMA, SBI center... sẽ trở nên quen thuộc với cộng đồng thế giới.

Các nguồn tham khảo:
BBCnews
CIA.gov
Vietnamnet

Từ Nhân Dân Mà Ra - Võ Nguyên Giáp

Tên: Vũ Việt Tùng
MSSV: 60244

Orientation Report 6
Tuyển tập hồi ký Võ Nguyên Giáp: Từ Nhân Dân Mà Ra

Đại Tướng võ Nguyên Giáp - Tổng Tập Hồi Ký

Nhà xuất bản: Nxb Quân đội nhân dân
Số trang: 1360 Hình thức bìa: Cứng
Kích thước: 19x27 cm Ngày xuất bản: 03-2006
Trọng lượng: 3300 gram Giá bìa: 380.000 VNĐ
Như tên gọi của cuốn sách, đây là tổng tập hồi ký gồm sáu cuốn của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Ðường tới Ðiện Biên Phủ, Ðiện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia cách mạng từ năm 1925. Năm 1929 tham gia cải tổ Tân Việt cách mạng đảng thành Ðông Dương cộng sản liên đoàn. Năm 1930, bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1936 - 1939 tham gia phong trào Mặt trận dân chủ Ðông Dương, biên tập viên các báo của Ðảng, Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Ðông Dương đại hội. Sau tháng 5-1941, ông xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, tham gia khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng.

Năm 1942, phụ trách Ban xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 12-1944, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) giao nhiệm vụ thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Ngày 4-8-1945, ông được cử giữ chức Ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam giải phóng quân, tham gia Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

Ông được Hội nghị toàn quốc Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tháng 8-1945) cử vào BCH T.Ư và là Ủy viên Thường vụ BCHT.Ư Ðảng, tham gia Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Quân sự ủy viên hội trong Chính phủ liên hiệp. Ðược phong quân hàm Ðại tướng năm 1948. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam 1946 - 1975, Bộ trưởng Quốc phòng 2-1946 đến 8-1947 và 1948 - 1980 Bí thư Tổng Quân ủy (sau là Quân ủy Trung ương) từ năm 1946 đến năm 1977; Ủy viên BCH T.Ư Ðảng từ khóa II đến khóa VI; Ủy viên Bộ Chính trị BCH T.Ư Ðảng các khóa II, III và IV; Phó Thủ tướng Chính phủ (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) từ năm 1955 đến năm 1992.

Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là một học trò, một cộng sự xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, một nhà chiến lược và chỉ huy quân sự lỗi lạc. Những năm đất nước có chiến tranh, cùng với việc tham gia lãnh đạo, chỉ đạo chung, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Ðại tướng đã từng trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Ðiện Biên Phủ (1954)...

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông cùng Bộ Chính trị BCH T.Ư Ðảng chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền nam, trong đó có chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mùa Xuân 1975, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền bắc, điển hình là trận Ðiện Biên Phủ trên không tháng Chạp năm 1972.

Trong quá trình cùng với Bộ Chính trị BCH T.Ư Ðảng chỉ đạo kháng chiến, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều tác phẩm, luận văn chính trị quân sự, bài viết, bài nói... góp phần chỉ đạo quân và dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến.

Ðặc biệt, những thời điểm, những giai đoạn có tính chất bước ngoặt lịch sử của dân tộc, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đều có những tác phẩm hồi ký, được thể hiện toàn bộ trong Tổng tập hồi ký. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định:

"Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Ðảng, ba "cái mốc chói lọi bằng vàng": Tổng khởi nghĩa tháng Tám, Ðiện Biên Phủ và mùa Xuân 1975 đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng như không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức mạnh của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới.

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân Việt Nam anh hùng, thuộc về Ðảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, bộ tham mưu cách mạng dũng cảm, sáng suốt, dạn dày kinh nghiệm đã lãnh đạo chiến tranh đến ngày toàn thắng.

Tổ quốc Việt Nam ghi công các anh hùng liệt sĩ, những người con yêu quý xả thân vì dân, vì nước, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Lịch sử ghi nhận công đầu thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà chiến lược thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Thắng lợi của nhân dân ta cũng là thắng lợi của nhân dân các nước anh em, của loài người tiến bộ trên toàn thế giới đã nhiệt tình ủng hộ, hết lòng giúp đỡ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc".

(Tổng tập hồi ký - trang 1.347).

Tổng tập hồi ký được nhà văn Hữu Mai và Ðại tá Phạm Chí Nhân thể hiện với bút pháp nghiêm túc, chân thực, chuẩn xác, mang tính văn học cao, mang lại sự bổ ích và nhiều hứng thú đến cho đông đảo bạn đọc, những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, những người quan tâm lịch sử chiến tranh hiện đại Việt Nam.

Trong những năm qua, rất nhiều bạn đọc đã có trên giá sách của mình từng tác phẩm hồi ký của Ðại tướng Võ Nguyễn Giáp, ở những thời điểm khác nhau. Việc có trong tay trọn bộ Tổng tập hồi ký của Ðại tướng đã và đang trở thành nguyện vọng tha thiết của đông đảo bạn đọc. Ðáp ứng nguyện vọng ấy, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tổ chức công trình xuất bản Tổng tập hồi ký của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, phát hành vào mùa xuân năm 2006.

ÐẶNG VIỆT THỦY
(Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân)


My Report


Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã dành trọn cuộc đời mình đã cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Năm 1954, trận Điện Bên Phủ đã đưa tên tuổi của ông cũng như của đất nước Việt Nam lên trang nhất của tất cả các tờ báo trên thế giới. Ông cũng là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử. Là đại tướng đầu tiên, Võ Nguyên Giáp xứng đáng với danh hiệu "anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Tuyển tập hồi ký của ông như một bằng chứng sống kể lại sự thật về 2 cuộc chiến oanh liệt của dân tộc chống lại Đế Quốc Mỹ và Thực dân Pháp. Trong đó tập Từ Nhân Dân Mà Ra chú yếu nói về những năm tháng đầu thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Quân và thành công của cuộc nội dậy tháng tám năm 1945.

Lần lượt cá sự kiện trong giai đoạn chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách Mạng Tháng 8 dưới con mắt của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, được sắp xếp theo trình tự thời gian để đưa vào tập hồi ký. Mở đầu là sự kiện đại tướng lên đưòng sang Côn Minh, Trung Quốc để học tập và nghiên cứu con đường giải phóng dân tộc. Tại đây ông sống trong một gia đình Trung Quốc và đựoc nghe rất nhiều câu truyện về Nguyễn Ái Quốc dưói con mắt kính phục của ngưòi dân.

Các chương tiếp theo kể về hoạt động Cách mạng của Võ Nguyên Giáp cũng như của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Côn Minh kết hợp chắt chẽ dưói màu cờ đỏ của Quốc Tế Cộng sản. Điều này được minh chứng bằng các hành động giúp đỡ của các cán bộ và cả của nhân dân Trung Quốc cho các các bộ Việt Nam. Cung trong các chưong này, Bác đã chỉ rõ bộ mặt xấu xa của Quốc dân đảng mà đứng đầu là Tưởng Giới Thạch. Quân Tưởng một mặt ra sức hỗ trợ lực lượng ta, một mặt âm thầm phá hoại con đưòng Cộng sản chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Trung Quốc.

Từ chương V, các cuộc đấu tranh chính trị đã được đẩy lên thành các cuộc đấu tranh vũ trang và tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy ở Bắc Sơn tháng 9 năm 1940. Tuy cuộc khởi nghĩa sớm bị đàn áp, nhưng phong trào giải phóng dânt tộc vẫn không trùng xuống. Các tờ báo đựơc ra đời để làm cơ quan ngôn luận cho Đảng.

Bị qua mặt trong một thời gian dài, bọn Tưởng Giới Thạch cũng đã phát hiện ra ta là kẻ thù, buộc Bác cùng các đồng đội phải chuyển địa điểm hoạt động về Cao Bằng. Cao Bằng vốn là một tỉnh có phong trào Cách mạng phát triển mạnh, lại thêm sự trở về của Bác và các anh em đồng chí, tinh thần của quân và dân ta ở đây được tăng thêm gấp bội. Dù vậy, tại đây cũng tồn tại một khó khăn trong việc tuyên truyền Cách mạng đó là đại đa số dân tộc thiểu số vùng này đều không biết đọc biết viết. Nhưng với những các thức sáng tạo như giảng bài bằng cách đặt tên hay vẽ hình viết bài hát, dịch cả sang tiếng dân tộc, phong trào Cách mạng ngày càng đi sâu rộng vào lòng dân.

Không lâu sau, số lượng nhân dân tham gia vào các hội cứu quốc tăng nhanh không ngừng. Đồn bốt của địch nay trở thành đồn canh của ta. Có sống lượng đông nhưng lại thiếu vũ khí cho nên lực lượng ta phải tổ chức tự rèn quân trang binh khí với nguồn nguyên liệu cũng đựơc hỗ trợ từ phía nhân dân.
Việc xây dựng lực lượng không thể chí vòng quanh một tỉnh, nó cần đựơc lan rộng ra toàn quốc và bắt đầu từ phía nam. Nhân dân ở tổng Kim Mã, nơi cách mạng vừa lan tới đã ủng hộ phong trào rất mạnh mẽ. Và tiếp đó, cách mạng lan sang các vùng lân cận, bất kể vùng cao hay đồng bằng. Có sự tuyên truyền, nhân dân thức tỉnh và giác ngộ Cách mạng, trở thành nơi bảo bọc, che chở cho các cán bộ ta làm việc và hoạt động trứơc sự rà soát của lính giặc. Có những người dân thậm chí bỏ các gia đình vợ con mà đi theo Cách mạng, nhưng đồng chí Lạc, Khánh.

Tình quân dân như cá với nứơc. Dù bị đàn áp, khủng bố nhưng ngưòi dân vẫn quyết tâm một lòng theo Cách mạng, không khai ra nơi làm việc của lực lượng ta. Địch bắt đầu nhận ra không thể tiêu diệt ta khi còn mối liên hệ với nhân dân, cho nên chúng cắt mọi liên lạc giữa ngưòi dân và Cách mạng. Nhưng ban đêm, nhân dân vẫn bí mật tiếp tế cho các cán bộ. Phong trào Cách mạng giai đoạn này cũng tạm lắng xuống.

Ở chương XIV, Đại tướng có nhắc đến chiến thắng quan trọng của Liên Xô tại Xtalingrát. Chiến thắng đó đã là một niềm động viên to lớn cho phong trào Cách mạng tại Việt Nam. Đẩy mạnh tiến trình hành quân Nam Tiến. Địch khủng bố ngày càng mạnh, quân số thương vong của ta ngày càng cao. Nhiều đồng chí đã chán nản, bỏ cuộc. Vào lúc này công tác động viên nhân dân, cán bộ tin tưởng ở sự chỉ đạo của Đảng là vô cùng cần thiết. Các lớp quân sự, chính trị, các tờ báo lần lựơt ra đời.

Giai đoạn cần kề năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, Phát xít dần bị đẩy lùi, lại đựơc tin Bác sắp về nứơc, ta quyết định thành lập một lực lượng vũ trang để chống lại sự khủng bố của địch. Và Đội tuyên truyền giải phóng quân đựơc thành lập với 34 đồng chí do Hoàng Sâm làm tiểu đội trưởng ngày 22/12/1944. Đội tuyên thệ trứơc Đảng và nhân dân bằng 10 lời thề. Chiến thằng đầu tiên của Đội là trận Khe Phắt, giết Tây, chiếm vũ khí của chúng để đáp ứng nhu cầu đạn dựơc của chúng ta. Tuy nhiên vẫn chưa thể đủ vì càng lúc quân số của đội càng tăng. Đối tượng tấn công của đội là đánh thẳng vào các đội trại của địch, mà do đó cần nhóm trinh sát thông thuộc binh tình. Ngưòi đó không ai khác phải là người dân ở vùng địch đóng quân.

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân không chủ đích tấn công anh em ngưòi Việt bị bắt đi lính, đội luôn dành một con đưòng hướng thiện và cải tạo họ thành ngưòi của Cách Mạng. Thâm chí còn cung cấp ít tiền cho họ về quê. Cuộc sống và sinh hoạt dù khó khăn, nhưng với tinh thần ngưòi lính, tất cả đều không kêu ca, một lòng vì vận mệnh nứơc nhà, một lòng vì nhân dân. Không lấy bất kỳ chiến lợi phẩm nào ngoài súng đạn cho riêng mình, mà trả hết cho nhân dân. Nhân dân cũng đáp lại lòng tốt của người bộ đội, bằng cách hết lòng che chở, và tình nguyện nhập ngũ với phong trào "Đi giải phóng". Các chiến dịch liên tục dành thắng lợi, nhưng nó cũng đi kèm hy sinh mất mát như sự hy sinh của đồng chí Xuân Trường. Chưa từng mất mát về quân số, đây là một quả tạ tâm lý đè nặng lên tinh thần của mọi người.

Trên thế giới, phe Đồng Minh đã dành thế áp đảo Phát Xít Đức. Còn phát xít Nhật tiến hành đảo chính, đánh đuổi quân Pháp. Pháp không những không hề chống trả mà còn chạy trốn, bỏ vũ khí. Quân ta đựơc lệnh không tấn công lính Pháp rút lui mà khuyên họ theo phe ta kháng Nhật. Tháng 3/1945, Trường Chinh triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ vài ngày sau khi Đảng ra chỉ thị Nhật-Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta. Lúc này nạn đói cũng đang hoành hành ở Hà Nội, ngày ngày xe rác chở toàn xác ngưòi nhặt trên các đường phố.

Tại liên tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng, khu giải phóng đã đựơc mở rộng, trở thành căn cứ địa vững chắc về mọi mặt, làm bàn đạp cho công cuộc giải phóng toàn quốc. Giờ đây mỗi xã đều có một hội cứu quốc, mọi người ai cũng lo bàn bạc việc chung. Mỗi cán bộ trở thành một chính trị viên, là ngưòi giáo dục đoàn kết đon8 vị, phải làm công tác chính trị trở thành công tác quần chúng.

Công cuộc chiến đấu chống phát xít Pháp-Nhật ngày càng vang dội khắp đất nước. Lúc này thì Mỹ đã coi mặt trận Việt Minh là một thế lực đồng minh kháng Nhật. Nhưng chính chúng cũng đã có kế hoạch chùng Quốc dân đảng chíêm gọn Đông Dương sau khi đã gạt Pháp-Nhật khỏi chiến trường quân sự.

"Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho đựơc Độc lập". Theo lời Bác dặn, các cán bộ giải phóng tích cực hoạt động chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa. Khởi nghĩa nổ ra, tiếng đạn tiếng súng không làm nhân dân khiếp sợ mà càng làm hăng ý chí của quân dân ta. Chỉ sau 7 ngày, quân đội Nhật đã phải chấp nhận các điều kiện của ta. Tuy nhiên hoà bình chỉ kéo dài ít lâu cho đới khi Pháp quay lại miền Nam, quân đội và nhà nứơc mới của ta bắt đầu chuẩn bị cho hành trình Nam tiến, thống nhất đất nứơc.

Qua 30 chương của tâp hồi ký "Từ nhân dân mà ra", ta có thể thấy chiến thắng của Đảng và quân đội ta không thể có đựơc mà thiếu sự giúp đỡ của nhân dân. Từng ngưòi dân đã như từng người lính, che chở bảo vệ cho quân đội và các bộ ta hoạt động chính trị và quân sự trong suốt những năm dài. Nếu thiếu đi sự hỗ trợ của các bà mẹ, các bé Hồng, các thanh niên tích cực tham gia Hội tuyên truyền giải phóng quân ngày trứơc thì có lẽ không bao giờ ta lấy lại đựoc chủ quyền quốc gia.

Tình đoàn kết cũng là một bài học quý báu mà ta học đựơc qua tập hồi ký. Đó là tính đoàn kết quân dân, tình đoàn kết của các chiến sĩ và đoàn kết của các người anh em Trung Quốc với cán bộ ta. Sức mạnh của tình đoàn kết cộng thêm sự đồng lòng quyết tâm đánh giặc của tất cả những con ngưòi tham gia vào cuộc chiến là một sức mạnh vô địch mà không kẻ thù nào chiến thắng đựơc.